Cha mẹ cần biết

Giúp trẻ xây dựng tinh thần thể thao có khó

GIÚP TRẺ XÂY DỰNG TINH THẦN THỂ THAO

Tinh thần thể thao tốt đòi hỏi trẻ có sự can đảm và trưởng thành. Điều này không dễ, nhất là đối với trẻ thiếu niên, người thường có nhiều xung đột cảm xúc.

Dạy trẻ tinh thần thể thao từ khi trẻ còn nhỏ

Cha mẹ luôn mong đợi thể thao sẽ giúp trẻ hình thành tính cách, lòng tự trọng và tính kỷ luật, chứ không chỉ là hình thành cơ bắp.

  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể thao có lợi cho trẻ thiếu nhiên cả về mặt cảm xúc lần tương tác với xã hội.
  • Trẻ thiếu niên nên học để trở thành một thành viên trong nhóm, học cách đối phó với áp lực và tạo động lực cho bản thân. Đây là những kỹ năng rất cần thiết tronng thi đấu và trong học tập.
  • Trẻ thiếu niên cũng phát triển kỹ năng đương đầu với khó khăn, đứng dạy sau thất bại. Đây là hai kỹ năng rất cần thiết cho trẻ thiếu niên trong cuộc sống.
  • Nếu trẻ thiếu niên tham gia hoạt động các môn thể thao, thì cha mẹ hy vọng trẻ có tinh thần thể thao tốt vào cuối mỗi trận đấu. Cho dù đó là học bóng đá, tennis, học bóng rổ hay bất kỳ môn thể thao nào khác, hai đội thể hiện thiện chí sẽ bắt tay vào cuối trận đấu. Đó là tinh thần thể thao, một truyền thống tốt đẹp trong thi đấu, hoạt động thể thao được hình thành từ hàng nhiều năm trước.

Tinh thần thể thao là gì?

Tinh thần thể thao tốt sẽ được thể hiện khi một đội thua cuộc không đổ lỗi cho trọng tài, các buộc cho đối thủ, thành viên trong đội.

Tinh thần thể thao là:

  • Chơi công bằng
  • Tuân thủ luật lệ của trò chơi

Thể hiện sự tôn trọng đối với:

  • Huấn luyện viên
  • Trọng tài và quan chức
  • Đồng đội
  • Đối thủ
  • Chấp nhận chiến thắng hay thất bại với sự lịch sự, thái độ chững chạc.

Xây dựng tinh thần thể thao cho trẻ thiếu niên

Làm thế nào để thể hiện tinh thần thể thao tốt cho trẻ trong các tình huống thực tế? Dưới đây là một vài ví dụ mà trẻ thiếu niên có thể thực hiện, cha mẹ cùng đọc để biết luôn nhé:

  • Tìm hiểu thật nhiều môn thể thao đang chơi.  Trẻ nên chơi theo luật. Tham gia các buổi luyện tập, chơi tích cực và nhận thức rằng trong một đội, mọi người đều xứng đáng có cơ hội để chơi.
  • Nói chuyện và hành xử lịch sự, nhã nhặn: Trẻ thiếu niên lên nói chuyện luchj sự và nhã nhặn trọng mọi hoạt động chơi.
  • Giữ bình tĩnh. Ngay cả khi các bạn khác đang thiếu kiềm chế, không có nghĩa là trẻ cũng thiếu kiếm chế mà phải giữ bình tĩnh.
  • Tránh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực: Nếu trẻ đang rơi vào tình huống khó khăn hoặc người khác đang đe dọa, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức từ cha mẹ, huấn luyện viên. Ghi nhớ rằng, nếu trẻ đáp trả bằng bạo lực, trẻ có thể bị phạt và làm ảnh hưởng đến cơ hội chiến thắng của trẻ và đội.
  • Khi trọng tài xử phạt, hãy chấp nhận ngay cả khi bất lợi: Hãy luôn nhớ trọng tài không phải lúc nào cũng đúng, nhưng họ cũng như trẻ là những người đang cố gắng hết sức.
  • Chấp nhận kết quả: Động viên đồng đội bằng các câu nói cởi mở, tích cực, tránh nói xấu đội đối thủ. Công nhận và khen ngợi những trận đấu hay, ngay cả đó là của đội đối thủ.

Tinh thần thể thao ngoài sân đấu

  • Trẻ học hỏi tinh thần thể thao tốt khi chơi thể thao có nghĩa là áp dụng thái độ tích cực vào các khía cạnh khác của cuộc sống.
  • Trẻ thiếu niên cũng sẽ thành công trong vông việc vì việc học tinh thần thể thao là học cách tôn trọng người khác, bao gồm khách hàng và đồng nghiệp.

Xây dựng tinh thần thể thao cho con

Vai trò cha mẹ trong quá trình xây dựng tinh thần thể thao cho trẻ thành niên là rất quan trọng. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp cha mẹ hoàn thành tốt việc này đấy:

  • Tham dự nhiều buổi thi đấu: Không phải trẻ thiếu niên nào cũng thừa nhận điều này, nhưng trẻ cảm thấy được tiếp thêm năng lượng khi có cha, mẹ đến cỗ vũ và nở nụ cười tự hào về trẻ.
  • Cha mẹ và con tập luyện để nâng cao kỹ năng: Cha mẹ có thể luyện tập cùng con, để giúp con có thể xử lý tốt nếu như các tình huống đó xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
  • Sự nỗ lực là tiêu chuẩn đánh giá thành tích con: Trẻ thiếu niên cần sự động viên tích cực để cố gắng thay vì bị chỉ trích vì sự thiếu sót của trẻ.
  • Không chỉ trích trọng tài khi xem con thi đấu: Một bài học mấu chốt trong thể thao dạy trẻ thiếu niên là tôn trọng luật chơi và trọng tài. Học cách chấp nhận những quyết định không đúng là rất hữu ích cho cuộc sống thường nhật.
  • Kiểm soát sự căng thẳng của trẻ do chơi thể thao: Cảm giác căng thẳng là không thể tránh khỏi trước các trận đấu quan trọng. Nhưng nếu cha mẹ cảm thấy con cái mình đang rơi vào tình trạng tự đặt áp lực cho bản thân là phải chiến thắng hoặc con cái chấp nhận thua cuộc một cách quá khó khăn, đó là lúc cha mẹ nên can thiệp. Cham mẹ giúp con chấp nhận thất bại một cách dễ dàng: Chỉ cho trẻ thiếu niên thấy ngay cả một tay đánh bóng giỏi nhất cũng đã từng thất bại 7 cú trong 10 cú đánh.
  • Cảnh giác với các dấu hiệu trẻ điều chỉnh cân nặng không lành mạnh hoặc sử dụng thuốc kích thích tăng thành tích: Ham muốn chiến thắng có thể dẫn các trẻ  đi quá xa, khi đó trẻ thiếu niên tìm cách tăng thành tích của mình bằng chất kích thích hoặc bằng các dẫn chất. Các phương pháp giảm cân nhanh chóng bao gồm tập luyện quá độ, tập luyện cường độ nhanh kéo dài, tự kích thích nôn, nhậu nhẹt hoặc uống thuốc xổ thường xuyên, uống thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm cân, các thuốc hợp pháp và bất hợp pháp khác và  nicotine, mặc trang phục bằng cao su, và thường xuyên đi tắm hơi và xông hơi. Khi phát hiện những dấu hiệu lạ ở con, cha mẹ nên can thiệp ngay nhé!

Với những gợi ý nêu trên, cha mẹ đã phần nào giúp trẻ thiếu niên xây dựng một tinh thần thể thao lành mạnh, nền tảng cho những ứng xử tốt đẹp trong cuộc sống thường nhật của trẻ.

Thể thao Tuổi Trẻ liên tục tuyển sinh các lớp học bóng đá hè 2017 dành cho trẻ em từ 6 – 14 tuổi.

HOTLINE tư vấn 24/7 : (04) 85.876.686  – 0976.860.029

Trung Tâm Thể Thao Tuổi Trẻ

Recent Posts

Thắng sát nút Pháp, Mỹ bóng rổ nữ lần thứ 10 giành HCV Olympic

Đêm ngày 11-8, đã diễn ra một trận đấu vô cùng hồi hộp và kịch…

5 tháng ago

Olympic 2024: Mỹ xuất sắc giành HCV bóng rổ lần thứ 5 liên tiếp

Rạng sáng ngày 11 tháng 8, toàn thế giới đã hướng mắt về sân đấu…

5 tháng ago

3 lợi ích kỳ diệu của việc chơi bóng rổ bằng Tiếng Anh

Bạn đã bao giờ tưởng tượng đến việc kết hợp niềm đam mê thể thao…

5 tháng ago

Sân bóng đá Thực Nghiệm Ba Đình – Niềm vui vô tận của tuổi thơ

Bạn tìm kiếm không gian vui chơi, rèn luyện thể chất và giao lưu cho…

6 tháng ago

Niềm vui ngập tràn tại sân bóng đá Alfred Nobel Đống Đa

Bạn có từng thấy niềm vui vô hạn của trẻ em khi chúng được chạy…

6 tháng ago

Sân bóng đá Đền Lừ Hoàng Mai – Điểm đến lý tưởng cho tài năng Nhí

Bạn đang tìm kiếm một nơi lý tưởng để con mình được vui chơi và…

6 tháng ago