web analytics

Kỹ thuật bơi ếch cơ bản đúng cách đến nâng cao

Kỹ thuật bơi ếch cơ bản đúng cách đến nâng cao

Kỹ thuật bơi ếch cơ bản đúng cách, chuẩn, nhanh

Kỹ thuật bơi ếch là gì?

Kỹ thuật bơi ếch là kiểu bơi bắt chước động tác bơi của con ếch. Khi bơi ếch, tư thế thân người nằm sấp ngang trên mặt nước, đầu hơi ngẩng, động tác tay và chân cân đối, luân phiên liên tục.

Mỗi chu kì động tác bắt đầu lúc hai tay duỗi thẳng phía trước, tiếp đến tách tay tì nước, dùng sức quạt mạnh về phía sau, sau đó khép khuỷu, thu tay đồng thời co chân.

Tham khảo các lớp học thể thao ở Hà Nội:

>> Học bóng đá

>> Học bóng rổ

Kỹ thuật bơi ếch chuẩn

Khi động tác duỗi tay về phía trước sắp kết thúc thì động tác co chân cũng hoàn thành và bắt đầu bẻ mũi bàn chân xoay ra ngoài. Khi tay gần duỗi thẳng thì đạp mạnh chân theo hình trái tim ngược về phía sau đẩy cơ thể lướt về trước. Lúc này thân người và tay chân phải duỗi thẳng tạo thành hình thoi nhọn lướt nước.

Đặc điểm của kỹ thuật bơi ếch hiện đại là: Phần vai khi quạt nước nhô cao, khi đạp chân dựa vào lực lao thân người trườn lên tạo sóng tự nhiên, co đùi ít, quạt tay ra sau nhiều tần số động tác lớn. Tính đến năm 2000 kỉ lục môn bơi ếch của thế giới đã đạt trình độ rất cao. Điển hình như sau:

  • Kỷ lục của nữ: 50m ếch: 30”83; 100m ếch: 1’06”52; 200m ếch: 2’23”64.
  • Kỷ lục của nam: 50m ếch: 27”61; 100m ếch: 1’00”36; 200m ếch: 2’10”16.
  • Kỷ lục bơi ếch Việt Nam tại SEA games XXIII ở Philipin của nam là 62”03.

Hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch cơ bản đúng cách

1. Tư thế thân người

Kỹ thuật bơi ếch chuẩn là thân người nằm ngang bằng trên mặt nước, trục dọc cơ thể tạo với mặt nước một góc 5-100 đầu hơi cúi, ngực hơi ưỡn, bụng hóp. Tư thế như vậy rất có lợi cho động tác lướt nước về trước. Khi quạt nước do vai nhô lên cao, vị trí thân người cũng có thể thay đổi, góc bơi có thể tăng lên đến 100 -150. Cũng do vai chuyển động lên xuống tự nhiên làm cho lực cản tăng lên, nên ảnh hưởng tới tốc độ và đường di chuyển của trọng tâm thân thể. Bởi vậy khi dạy kỹ thuật bơi ếch ngoài chuyển động của vai, không nên có sự giao động nào khác.

Tư thế thân người trong kỹ thuật bơi ếch

Khi bơi với tốc độ cao ngực hầu như đối diện với mặt nước, còn chân, bụng nằm ngang hoặc cao hơn đường thẳng song song với mặt nước.

2. Kỹ thuật động tác đạp chân

Động lực chủ yếu đẩy cơ thể về phía trước trong kỹ thuật bơi ếch nhanh là động tác đạp khép của hai chân. Trong kỹ thuật bơi chân ếch động tác chân có hai tác dụng:

  • Tạo ra lực đẩy cơ thể về phía trước
  • Giữ cơ thể ở vị trí ngang bằng trên mặt nước.

Kỹ thuật bơi chân ếch gồm bốn phần: tư thế ban đầu, co chân, bẻ bàn chân, đạp, khép và lướt nước.

+ Tư thế ban đầu: Sau khi đạp chân nhờ lực quán tính, cơ thể vận động viên lướt nhanh về phía trước, lúc này hai mũi bàn chân song song và duỗi thẳng. Đùi, cẳng chân và một phần ngực tạo thành mặt phẳng song song với nước. Cơ mông, cơ tứ đầu đùi và cơ bụng căng thẳng để cho chân khỏi chìm xuống quá sớm, như vậy có lợi cho cơ thể lướt nước.

Để chuẩn bị cho chu kì động tác đạp nước, khi tốc độ lướt nước giảm, chân phải nâng lên gần sát mặt nước. Trong thực tế, có rất nhiều vận động viên khi lướt nước hai gót chân nhô lên khỏi mặt nước, đó chính là kỹ thuật tốt.

+ Co chân: Mục đích của động tác co chân là tạo vị trí thuận lợi nhất cho động tác đạp nước. Khi co chân không nên dùng sức mạnh vì như vậy sẽ hao phí sức một cách vô ích, đồng thời làm tăng lực cản. Kỹ thuật co chân tốt phải đạt các yêu cầu sau:

  • Co chân với đường ngắn nhất
  • Tính lướt nước của hai chân phải tốt, nghĩa là khi co chân cẳng chân nằm trong hình chiếu của đùi.
  • Tốc độ co chân thích hợp.

Khi bắt đầu co chân, hai gối từ từ tách sang hai bên, đùi co về phía bụng kéo theo cẳng chân, khi đùi co tới thời điểm tạo với thân người một góc từ 1100  – 1200, cẳng chân co sát vào đùi, gót chân co gần sát mông để làm cho cẳng chân tạo với đùi một góc 450. Lúc này có thể coi là động tác co chân đã kết thúc.

+ Bẻ bàn chân: Khi kết thúc co chân, bàn chân vẫn ép gần sát vào mông. Lúc này khớp gối hơi ép vào trong, đồng thời mũi bàn chân bẻ xoay ra phía ngoài. Như vậy có thể làm cho má trong bàn chân và phía cạnh trong cẳng chân đối diện với nước có diện tích đạp nước lớn nhất, đồng thời cũng tạo điều kiện để đùi, cẳng chân phát huy sức mạnh lớn nhất khi đạp nước.

Động tác đạp chân trong kỹ thuật bơi ếch

+ Đạp khép và lướt nước: Động tác đạp chân trong bơi ếch thực tế gồm động tác đạp và khép nước. Do đạp nước tương đối hẹp, nên khi khép hai chân lại, hai chân có động tác ép xuống. Động tác này có thể làm cho cơ thể nổi lên và có lợi cho lướt ra trước. Hiệu quả động tác đạp chân tốt hay kém quyết định bởi ba yếu tố sau đây:

– Phương hướng và biên độ đạp nước

Khi đạp nước, phương hướng đạp nước cố gắng tạo ra lực tác dụng đẩy cơ thể ra trước. Khi đạp nước phải dùng đùi phát lực, đầu tiên duỗi khớp hông, sau đó duỗi khớp gối và cuối cùng là duỗi cổ chân, làm cho phương hướng đạp chân chủ yếu là hướng ra sau.

– Diện tích của mặt đạp nước lớn hay nhỏ

Diện tích mặt đạp nước sẽ có thể tạo lực đẩy lớn. Khi đạp nước, bàn chân phải bẻ ra ngoài, cẳng chân phải vuông góc với mặt nước là đều quan trọng để có được diện tích đạp nước lớn.

– Tốc độ đạp nước của chân nhanh hay chậm

Do lực cản tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ. Vì vậy tốc độ đạp chân càng nhanh thì sẽ tạo ra lực tiến càng lớn, tốc độ lướt sẽ càng nhanh. Trong khi đạp chân bơi ếch, cần phát huy đầy đủ sức mạnh cơ bắp của chân và tăng thêm gia tốc các bộ phận cẳng chân, bàn chân làm cho động tác đạp nước có hiệu lực hơn.

Tốc độ đạp chân khi học bơi ếch

Sau khi kết thúc đạp chân, chân ở vị trí tương đối thấp, gót chân cách mặt nước khoảng 30-40 cm. Lúc này cơ thể nên dựa vào hiệu quả đạp chân để lướt ra trước, làm cho chân được nâng lên vị trí cao hơn, từ đó làm giảm lực cản và tạo tiền đề cho việc thực hiện động tác chân lần tiếp theo quá trình của động tác chân, (xem Hình 3)

3. Động tác quạt tay trong kỹ thuật bơi ếch

Tác dụng của động tác tay trong kỹ thuật bơi ếch hiện đại:

  • Tạo ra lực tiến cho cơ thể
  • Phối hợp với động tác chân làm cho tốc độ chuyển động điều hơn
  • Tạo ra lực nổi

Kỹ thuật bơi ếch chuẩn với động tác quạt tay gồm 5 giai đoạn: Tư thế ban đầu, ôm nước, quạt nước, thu tay và duỗi tay. Năm giai đoạn này của động tác quạt tay gắn bó với nhau để tạo ra một thể hoàn chỉnh và thống nhất.

+ Tư thế ban đầu: Hai tay duỗi thẳng tự nhiên song song với mặt nước, lòng bàn tay úp xuống dưới, các ngón tay khép tự nhiên làm cho toàn bộ cơ thể tạo thành hình thoi lướt nước.

+ Ôm nước: Từ tư thế ban đầu, hai tay vươn ra trước đồng thời kéo trọng tâm ra trước, cẳng tay cánh tay lập tức xoay trong, lòng bàn tay xoay nghiêng ra ngoài và gập dần cổ tay để mũi bàn tay chếch xuống dưới và ra ngoài ép xuống nước, khi lòng bàn tay cảm thấy có áp lực nước thì bắt đầu quạt nước. Ôm nước một mặt tạo điều kiện tốt cho quạt nước, một mặt lại có tác dụng làm cho cơ thể nổi lên tốt hơn.

 + Quạt nước:

Quạt nước là giai đoạn tạo ra lực kéo cho cơ thể có hiệu lực nhất. Phương pháp quạt nước trong bơi ếch là sang bên cạnh, xuống dưới ra sau và vào trong. Đường quạt nước có thể vẽ thành sang bên cạnh, xuống dưới ra sau và vào trong.

Đường quạt nước có thể vẽ hình hai lá phổi, hoặc hình trái tim ngược. Khi quạt nước phải chú ý giữ cho khuỷu tay cao vì chỉ có như vậy mới có thể quạt nước ra sau ở góc độ có hiệu lực.

Động tác quạt tay trong kỹ thuật bơi ếch

Do vậy trong quá trình quạt nước, ở bất cứ vị trí nào thì khuỷu tay cũng phải cao hơn bàn tay và cẳng tay. Trong quạt nước góc độ giữa cẳng tay và cánh tay luôn biến đổi.

Nói chung các vận động viên xuất sắc, ở giai đoạn quạt nước chủ yếu thì góc độ ở khuỷu gần tiếp cận 900. Vì góc độ này có thể cho phép phát huy sức mạnh tối đa, đồng thời có thể lợi dụng được sức mạnh của các nhóm cơ chính như cơ lưng rộng, cơ đen ta, cơ ngực lớn… khi hai tay quạt tới góc 1200 thì thu tay. Khi quạt nước và thu tay đường đi của bàn tay nên ở phía trước và phía dưới vai. Hiện nay đặc điểm của kỹ thuật quạt tay ếch là đường quạt nước tương đối dài, gập tay cao khuỷu và vị trí tay tương đối sâu.

+ Thu tay: Thu tay là gia đoạn tiếp theo của quạt nước. Quá trình thu tay cũng tạo ra lực tiến và lực nâng tương đối lớn. Động tác thu tay được thực hiện theo phương hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên để thu tay vào phía dưới đầu, tiếp đó lòng bàn tay có thể úp xuống (hoặc ngửa lên) khép lại để duỗi ra trước. Động tác thu tay cũng tạo đều kiện tốt cho động tác duỗi tay ra trước. Trong quá trình của động tác thu tay, động tác của tay phải hoàn thành một cách tích cực, nhanh và tròn, khi kết thúc thu tay, khuỷu tay hấp hơn bàn tay, cẳng tay và bàn tay tạo thành góc nhọn.

+ Duỗi tay: Động tác được bắt đầu từ duỗi thẳng khớp khuỷu tay và khớp vai, lòng bàn tay từ xoay lên trên hoặc nghiêng thì sẽ úp dần xuống dưới đồng thời vươn ra trước.

Đặc điểm kỹ thuật quạt tay bơi ếch hiện đại đòi hỏi động tác duỗi tay ra trước nhanh, kết hợp chặt chẽ với động tác chân. Vì vậy cùng lúc với duỗi tay, vai cũng cần vươn ra trước, không thể có hiện tượng dừng.

Kỹ thuật bơi ếch chuẩn với động tác quạt tay là một động tác hoàn chỉnh. Quỹ đạo quạt nước là sang bên cạnh – xuống dưới – ra sau – vào trong – ra trước. Sức mạnh quạt nước từ nhỏ tới lớn, tốc độ quạt nước từ chậm đến nhanh. Ở nửa giai đoạn đầu, quạt nước lấy khuỷu tay làm điểm tựa, phát huy tác dụng của cơ cẳng tay, ở phần quạt nước có hiệu quả nhất, nên lấy vai làm điểm tựa, dùng các cơ lớn của lưng, vai, ngực kéo ra sau đồng thời thu ép vào trong, phối hợp chặt chẽ với động tác chân để phát huy hiệu lực chung.

4. Kỹ thuật thở trong bơi ếch và phối hợp tay thở

Kỹ thuật thở trong bơi ếch được phối hợp chặt chẽ với động tác quạt tay. Khi thở ra trong bơi ếch phải thở bằng miệng và mũi hít vào bằng miệng. Trong bơi ếch hiện đại thường sử dụng 2 loại thở: Thở sớm và thở muộn, thở sớm là khi 2 tay bắt đầu quạt nước thì ngẩng lên mặt nước lúc này vận động viên thở mạnh ra hơi cuối đồng thời thở vào mạnh và sâu, sau đó nín thở. Khi tay bắt đầu ôm nước thì thở dần ra dưới nước.  

Thở muộn được tiến hành thở vào khi đầu và vai được nhô cao do kết quả của động tác quạt nước có hiệu quả tạo ra.

Đối với người mới học nên sử dụng thở sớm. Còn những người đã có kỹ thuật tốt có thể đổi sang thở muộn. Phối hợp thở với tay thường là một chu kì quạt tay, thở một lần.

5. Phối hợp kỹ thuật quay tay, đạp chân và kỹ thuật thở trong bơi ếch

Kỹ thuật phối hợp tay chân là: Khi quạt tay, chân giữ ở tư thế duỗi thẳng và thả lỏng tự nhiên. Khi thu tay thì co chân. Tay duỗi thẳng được 3/4 quảng đường thì bắt đầu đạp chân.

Phối hợp trong bơi ếch rất quan trọng, phối hợp tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ và hiệu lực động tác. Nếu tính từ tư thế ban đầu, khi tay chân cùng duỗi thẳng thì một chu kì động tác, các động tác sẽ diễn ra theo thứ tự sau:

Tỳ nước – hít vào; quạt nước gần kết thúc – chân bắt đầu co; thu tay – kết thúc động tác co chân; duỗi tay gần thẳng thì đạp chân đồng thời thở ra:

Kỹ thuật bơi ếch hiện đại yêu cầu tần số cao, tốc độ điều (trong một chu kì động tác). Vì vậy phối hợp phải liên tục, giảm bớt động tác dừng, động tác chuẩn bị thực hiện theo một tốc độ nhất định.

Hình ảnh kỹ thuật bơi ếch của trẻ và một số vận động viên bơi

Hình ảnh 1,…

Hy vọng với kỹ thuật bơi ếch cơ bản – chuẩn – nhanh mà Trung Tâm Thể Thao Tuổi Trẻ chia sẻ trên sẽ giúp các bạn yêu thích bơi hiểu rõ hơn về cách bơi, kỹ thuật thở trong bơi ếch để đạt thành tích tốt và có nhiều sức khỏe nhất.

Tags: kỹ thuật bơi ếch, kỹ thuật thở trong bơi ếch, kỹ thuật bơi ếch chuẩn, kỹ thuật bơi ếch cơ bản, kỹ thuật bơi ếch nhanh, hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch, dạy kỹ thuật bơi ếch, kỹ thuật bơi chân ếch, kỹ thuật bơi ếch cơ bản đúng cách, kỹ thuật bơi ếch hiện đại, kỹ thuật bơi ếch đúng, kỹ thuật học bơi ếch, kỹ thuật lấy hơi khi bơi ếch, trình tự giảng dạy kỹ thuật bơi ếch, giáo án kỹ thuật bơi ếch, hình ảnh kỹ thuật bơi ếch, kỹ thuật bơi ếch cho người mới bắt đầu, kỹ thuật bơi ếch cho người mới học, kỹ thuật bơi ếch cho người mới tập bơi, kỹ thuật bơi ếch nổi đầu, kỹ thuật bơi ếch thầy phong, kỹ thuật lấy hơi bơi ếch, kỹ thuật tay bơi ếch, kỹ thuật thở bơi ếch, kỹ thuật tập bơi ếch, kỹ thuật xuất phát bơi ếch, mô phỏng kỹ thuật bơi ếch

Chia Sẻ