web analytics

Một số chất dinh dưỡng thiếu hụt ở bé

Một số chất dinh dưỡng thiếu hụt ở bé

Thời tiết thất thường khiến bé biếng ăn hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng không tốt. Một phần do mẹ không am hiểu về dinh dưỡng ở bé nhỏ mà dẫn đến tình trạng không cung cấp lượng dinh dưỡng đầy đủ trong bữa ăn. Dưới đây là những chất dinh dưỡng dễ thiếu hụt ở bé các mẹ cần lưu ý.

Chất sắt

Sắt có chức năng tái tạo hồng cầu và vận chuyển oxy từ tế bào đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, sắt đóng vài trò quan trọng với sự phát triển của não. Thực tế, khoảng 20% bé từ 1-3 tuổi không nhận đủ sắt. Thiếu sắt đặc biệt thường gặp ở nhóm bé thừa cân – đối tượng ăn nhiều kalo nhưng nghèo chất dinh dưỡng.

Thực phẩm giàu chất sắt như: tôm, thịt bò, thịt gà, nho khô, sữa đậu nành… Vì vậy các mẹ nên cung cấp các sản phẩm trên trong bữa ăn của bé để phòng tránh thiếu sắt cho con.

Vitamin E

Nhiều bé trong tình trạng thiếu vitamin E. Nhóm thức ăn ít béo (hoặc không có chất béo) lại là nguồn dồi dào vitamin E, chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào. Vì thế, các mẹ nên cho bé trên 3 tuổi sử dụng thức ăn ít béo như món rau củ trộn dầu ăn.

Thực phẩm giàu vitamin E: quả bơ, hạt hướng dương, nước sốt cà chua, lúa mỳ trắng. Khá nhiều loại bánh dinh dưỡng, ngũ cốc chứa vitamin E, nên đọc kỹ thành phần ghi trên bao bì để có sản phẩm giàu vitamin E cho bé.

Canxi

Canxi là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xương ở bé. Thiếu canxi, bé dễ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương về sau, đặc biệt là các bé gái. Nhiều bé có thói quen uống quá nhiều nước quả, ít sữa gây nên tình trạng thiếu canxi.

Nguồn thực phẩm giàu canxi: phômai, sữa chua, sữa; ngũ cốc, nước quả, sữa đậu nành, bánh quế. Nhóm thực phẩm giàu canxi thì cũng dồi dào vitamin D, không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1 và những căn bệnh khác.

– Xem thêm >> Hoc bong da

Kali

Các bé dễ bị thiếu hụt một lượng lớn kali do không ăn đủ rau xanh và hoa quả hàng ngày. Kali được xem như chiếc chìa khóa, giúp cân bằng huyết áp và chắc khỏe cơ. Nguồn thực phẩm giàu kali: chuối, cam và nước cam, khoai tây và khoai lang, sữa chua và sữa, súp lơ (bông cải) xanh, cà chua và nước sốt cà chua, cá.

Chất xơ

Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, chế độ ăn giàu chất xơ còn bảo vệ cơ thể bé khỏi các bệnh mạn tính sau này. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ: đậu đỗ, các loại quả tươi (lê, cam, táo…); khoai lang, đậu que; các loại rau xanh; các loại hạt, bỏng ngô.

Xem thêm:

>> Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi
>> Cách phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì
>> Những thực phẩm giúp trẻ tăng chiều cao

Chia Sẻ