Làm sao khuyến khích trẻ chơi thể thao tốt
LÀM SAO KHUYẾN KHÍCH TRẺ CHƠI THỂ THAO TỐT
Cho trẻ chơi thể thao là một phương thức để giúp trẻ học được nhiều bài học về cuộc sống như làm việc nhóm, sự kiên nhẫn, chấp nhận rủi ro, tư duy chiến lược. Ngoài ra, cho trẻ chơi thể thao còn là phương pháp giúp trẻ phát triển sự tự tin và tính kỷ luật.
Hoạt động thể thao rèn luyện thể chất ở bé trai 5 – 12 tuổi
Ở trẻ có độ tuổi từ 6 – 8 tuổi, các hoạt động thể thao là cơ hội để trẻ phát triển tính cách, rèn luyện sức khỏe, sự tự tin của bản thân. Đặc biệt, ở bé trai thường có xu hướng tự đánh giá bản thân bằng cách tự phấn đấu để ngang bằng và vượt trội hơn so với những bạn khác trong các môn thể thao đang chơi.
Cạnh tranh cũng là cách để trẻ học hỏi nhiều nhằm đem lại hiệu quả hơn. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao phù hợp vì hoạt động thể thao sẽ giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng và cảm giác thoải mái cho trẻ.
Hoạt động thể thao rèn luyện thể chất ở bé gái 5 – 12 tuổi
Hầu hết cha mẹ nghĩ rằng những hoạt động thể thao chỉ quan trọng với các bé gái tích cực và thích hoạt động thể thao như bé trai. May mắn thay, ngày nay ở các độ tuổi đi học, các bé gái đều yêu thích và tham gia vào các môn thể thao có tổ chức như học bóng rổ, học bóng đá để rèn luyện cơ thể hơn.
Cũng như các bé trai, bé gái khi tham gia học thể thao cũng được học về cuộc sống thông qua việc trẻ chơi thể thao, bao gồm làm việc theo nhóm, sự kiên nhẫn, tư duy chiến thuật khi chơi. Mặc dù thế nhưng nhiều cha mẹ vẫn lo lắng về những tổn thương khi các bé gái chơi thể thao.
Giúp trẻ chơi thể thao nổi trội
Để trẻ chơi thể thao tốt và nổi trội so với các bạn bè, cha mẹ có thể dạy trẻ thông qua các phương pháp như:
- Thảo luận với con về những phẩm chất mà trẻ thích ở bản thân: Nếu trẻ thích quan sát, giúp đỡ mọi người thì rất có thể trẻ có khả năng và tố chất của một người đứn đầu. Đồng thời cha mẹ cũng nói về những giá trị mà trẻ có và trẻ quan tâm.
- Khuyến khích con hài lòng về những lời khen về thành tích của mình: Cha mẹ cũng không nên quá khen ngợi trẻ khi thành tích của trẻ chỉ ở mực khiêm tốn và cũng đừng chê con nếu thành tích không được tốt lắm. Những lời cha mẹ động viên, khích lệ trẻ sẽ giúp trẻ tự tin và cảm nhận được sự ủng hộ và tự hào của cha mẹ về thành tích trẻ đạt được.
- Giúp trẻ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu, kỹ năng của bản thân: Cha mẹ nên quan sát khi trẻ chơi thể thao cũng bạn bè và sau đó góp ý với trẻ về những điều chưa tốt và điều tốt. Ví dụ như khi học bóng rổ, trẻ chạy nhanh, hơi ham bóng không chuyển đồng đội như thế sẽ khiến đội thua và trẻ cần có tình thần đồng đội.
- Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc và có niềm tin: Hoạt động thể thao là một hoạt động mà trẻ dễ dàng bộc lộ cảm xúc như ăn mừng khi chiến thắng, buồn bã khi thua. Tuy nhiên cha mẹ cần giải thích rõ cho trẻ là thắng thua trong chơi thể thao khác với ganh đua nhau nhé.
- Giúp trẻ thiết lập quan hệ bạn bè: Nếu con thích chơi bóng đá với một nhóm bạn, trong đó sẽ có bạn xấu, bạn tốt, cha mẹ hãy giúp con mình nhận ra điều đó, đòng thời đưa ra lời khuyên, từ chối khéo nếu trẻ muốn chơi những người bạn đó. Cha mẹ cũng nên cho con có một môi trường tốt, thời gian gần gũi với những người bạn có tính cách tốt
- Cung cấp cơ hội và khuyến khích trẻ phát triển những tài năng, sở thích của trẻ: Nếu bạn nhận thấy con mình đam mê môn thể thao như lớp dạy bóng đá cơ bản, học bóng rổ cơ bản, chạy bộ,.. cha mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ tham gia. Trẻ có một sở thích chơi thể thao lành mạnh giúp bé tăng trường thể chất, tinh thần thoải mái và mang lại nhiều lại lợi ích khác cho trẻ.
Thể thao Tuổi Trẻ liên tục tuyển sinh các lớp học bóng đá hè 2017 dành cho trẻ em từ 6 – 14 tuổi.
HOTLINE tư vấn 24/7 : (04) 85.876.686 – 0976.860.029