Phòng tránh chấn thương khi trẻ chơi thể thao
Phòng tránh chấn thương khi trẻ chơi thể thao
Chấn thương là một chuyện không thể tránh khỏi khi trẻ em hoạt động thể thao, nhưng cha mẹ hãy giúp trẻ xác định những chấn thương thường gặp để trẻ có cách phòng tránh chấn thương hiệu quả và an toàn cho trẻ khi trẻ chơi thể thao nhé.
- Học bóng rổ
- Học bóng rổ cơ bản
- Học bóng rổ có lợi ích gì
- Dạy ném bóng rổ
- Học bóng đá
- Dạy bóng đá cơ bản
- Học bóng đá thiếu nhi
Phòng tránh chấn thương trong thể thao bằng cách nào cho con?
Phòng tránh con bị chấn thương trong thể thao là một trong những mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, trước khi tham gia hoạt động thể thao, trẻ cần được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ phù hợp như: mũ bảo hiểm, thiết bị bảo vệ hàm và mặt, miếng đệm, dụng cụ bảo vệ mắt, miếng nhựa và đệm bảo vệ bộ phận sinh dục hoặc những dụng cụ bảo hộ khác.
Khi trẻ em chơi thể thao, cha mẹ hãy nhớ:
- Luôn luôn mặc đồ bảo hộ phù hợp cho con
- Mang dụng cụ bảo vệ hàm khi trẻ tham gia các môn thể thao va chạm.
- Mang các miếng đệm đầu gối và khuỷu tay, cổ tay khi trẻ tham gia tất cả các môn thể thao có nguy cơ bị té ngã.
- Luôn đội mũ bảo hiểm khi trẻ chơi thể thao, vì dụng cụ này có thể làm giảm nguy cơ chấn thương mắt và khuôn mặt cho trẻ.
- Trẻ cần khởi động trước để làm nóng cơ thể và sau khi chơi giúp làm dịu cơ thể và ổn định nhịp tim. Bài tập khởi động chẳng hạn như kéo dãn cơ bắp hoặc chạy bộ nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ giảm thiểu tình trạng căng cơ hoặc tổn thương mô mềm khác, nó cũng làm cho các mô cơ thể ấm và linh hoạt hơn. Ngoài ra sau khi hoạt động mạnh, trẻ cũng nên thực hiện bài tập này để giúp nới lỏng các cơ bắp đã thắt chặt trong suốt quá trình tập luyện.
- Trẻ em phải vượt qua các bài huấn luyện với các môn thể thao khác để đảm bảo có đủ thể lực và sức mạnh tổng thể.
- Trẻ em cần thực hiện đúng theo các nguyên tắc của trò chơi.
- Biết cách sử dụng các dụng cụ thể thao.
- Trẻ em phải có đủ thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức giữa các trận đấu.
- Không tiếp tục chơi khi trẻ đang cảm thấy rất mệt mỏi hay đau nhức.
Những lưu ý khác để đảm bảo an toàn khi trẻ chơi thể thao
- Trẻ từ 5 – 12 tuổi cần ít nhất 60 phút mỗi ngày để vận động cơ thể từ các động tác trung bình đến các động tác có cường độ mạnh.
- Hoạt động thể chất của trẻ em nên bao gồm một loạt các bài tập aerobic, trong đó có một số động tác có cường độ mạnh.
- Ít nhất ba ngày mỗi tuần, cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao để tăng cường cơ bắp và xương.
- Để có thêm những lợi ích tốt cho sức khỏe, trẻ nên vận động cơ thể nhiều hơn và có thể lên đến vài giờ mỗi ngày.
- Tránh các hành vi thụ động như: Để giảm thiểu những rủi ro về sức khỏe, trẻ em từ 5-12 tuổi, cha mẹ nên hạn chế tối đa thời gian thụ động mỗi ngày, bằng cách hạn chế sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử để giải trí, ví dụ như truyền hình, chơi điện tử và sử dụng máy tín, không quá 2 giờ/ ngày và bỏ thói quen ngồi một chỗ trong thời gian dài.
Điều trị chấn thương và tránh lặp lại trong thể thao
Khi trẻ bị chấn thương, trẻ cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kể cả những chấn thương rất nhỏ, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra nhé.
Bác sĩ nhi khoa có thể cung cấp các phương pháp điều trị đặc biệt hoặc đề nghị trẻ em chơi thể thao một cách hạn chế trong một thời gian để các bộ phận bị tổn thương trên cơ thể được phục hồi và tránh tình trạng trẻ bị chấn thương lặp lại sau đó.
“Không vấp ngã, không thành công” có thể là một thành ngữ dễ nhớ, nhưng đó là lời khuyên không tốt trong trường hợp này đâu. Trong những trường hợp như thế này, câu thành ngữ “Chậm mà chắc” sẽ có ý nghĩa hơn nhiều đấy mẹ ạ.
Việc điều trị trấn thương không đúng cách và những chấn thương do thể thao không được chữa trị dứt điểm có thể ảnh hưởng đến các vấn đề lâu dài của cơ thể.
Các trẻ 5 – 12 tuổi vẫn chưa đủ khả năng nhận thức về tương lai một cách nghiêm túc, nên cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ phải tuân theo các hướng dẫn y tế để đảm bảo sức khỏe tốt nhất nhé.
Trước khi trẻ phục hồi hoàn toàn trấn thương và tiếp tục tham gia các môn thể thao đó, điều quan trọng là phải xác định rõ nguyên nhân gây ra chấn thương. Để làm điều đó, cha mẹ cần đặt ra một số câu hỏi như:
- Môn thể thao trẻ chơi tốt hay xấu?
- Có phải tình trạng chấn thương trong thể thao ở trẻ là do trẻ không sử dụng các dụng cụ bảo hộ phù hợp không?
- Có phải trẻ được đào tạo và tập luyện không chuyên nghiệp?
- Hay do huấn luyện viên của trẻ còn kém kinh nghiệm?
Nếu cha mẹ không lưu ý những yếu tố này thì những chấn thương của trẻ có thể xảy ra lần nữa đấy.
Thể thao Tuổi Trẻ liên tục tuyển sinh các lớp học bóng đá và học bóng rổ dành cho trẻ em từ 6 – 16 tuổi.
HOTLINE tư vấn 24/7 : 1900.98.98.90