Kỹ thuật giữ bóng tốt trong bóng đá
Kỹ thuật giữ bóng, cầm bóng tốt trong bóng đá
Đối với bất cứ cầu thủ bóng đá nào dù là cầu thủ chuyên nghiệp hay không chuyên thì kỹ thuật giữ bóng tốt cũng là một trong những yêu cầu không thể thiếu được. Tuy nhiên, để có thể thực sự trở thành “ông chủ” của trái bóng thì cần phải có quá trình tập luyện kỹ thuật kiên trì, bền bỉ, khoa học, hợp lý.
Ngoài ra, bạn có thể nâng cao kỹ thuật chơi bóng đá của mình tại Trung Tâm Thể Thao Tuổi Trẻ. Trung tâm tuyển sinh liên tục các em học viên từ 6 đến 16 tuổi vào các lớp học đá bóng cho trẻ em ở Hà Nội.
1, Hướng dẫn tập luyện kỹ thuật giữ bóng tốt cho người mới bắt đầu
Khi mới bắt đầu tập chơi bóng, kỹ thuật giữ bóng tốt là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cầu thủ phải tập luyện và thành thục được. Tuy nhiên, kỹ thuật cầm bóng trong bóng đá không hề đơn giản. Để có thể nắm vững được kỹ thuật giữ bóng cơ bản thì bạn cần phải có quá trình tập luyện bài bản, khoa học, đều đặn. Đặc biệt cần phải lưu ý tập luyện những động tác sau đây:
– Động tác giữ bóng bằng lòng bàn chân: Động tác giữ bóng bằng lòng bàn chân được chia ra giữ bóng sệt và giữ bóng nảy. Giữa các cách giữ bóng tốt cũng có đôi chút khác nhau. Các động tác mà bạn cần tập luyện như sau:
- Mũi chân trụ đối diện với hướng bóng đến, đầu gối hơi khuỵu, tạo thành một góc khoảng 25°. Một bên vai hướng về phía bóng đến, chân giữ bóng, mở mũi chân ra ngoài, gan bàn chân nằm song song với mặt đất, lòng bàn chân hướng về phía trước. Chân trụ vững, thân người hơi rướn lên để giữ trọng tâm bóng và có thể nhanh chóng xử lý bóng khi đối phương áp sát.
- Đối với trường hợp bóng nảy thì kỹ thuật giữ bóng tốt nhất là bạn phải chủ động giữ chân trụ tốt. Tiếp theo đó, lòng bàn chân của bạn khi tiếp bóng phải có hướng xuống đất, phòng trường hợp lực bóng nảy ra ngoài.
– Giữ bóng bằng mu và gan bàn chân: Phần thân trên hơi ngả về hướng bóng tới. Đồng thời, chân trụ đặt một bên bóng, mũi chân đối diện với hướng bóng đến, đầu gối hơi khuỵu xuống đồng thời chân giữ bóng đưa lên, khớp gối co lại, bàn chân co lên làm cho gan bàn chân hợp với mặt đất một góc nhỏ hơn 90º.
2, Những lưu ý khi thực hiện tập luyện kỹ thuật giữ bóng tốt
Trong quá trình tập luyện kỹ thuật giữ bóng tốt. Bạn cần phải lưu ý, tránh những động tác sai sau đây:
- Khi chân tiếp xúc với bóng phải khéo léo. Tốt nhất là chạm bóng với lực vừa phải để trái bóng không bị tuột khỏi chân bạn.
- Bạn cần phải phán đoán được hướng đi của bóng và điểm rơi của trái bóng. Nếu bạn phán đoán sai điểm rơi của trái bóng thì dù kỹ thuật giữ bóng tốt đến mấy cũng sẽ không thể xử lý bóng thành công.
- Tư thế đứng và hướng người chủ động đón bóng đến cũng là một yêu cầu rất quan trọng trong việc khống chế bóng tốt. Nếu bạn đứng sai tư thế thì việc tiếp bóng sẽ rất khó khăn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi nhận bóng, cầu thủ nên đứng khom người, tư thế hướng về phía trước. Như vậy, khi đường bóng tới thì bạn sẽ luôn làm chủ được kỹ thuật giữ bóng cơ bản và có thể xử lý nhanh chóng.
- Một sai lầm thường gặp khác của cầu thủ khi thi triển cách giữ bóng tốt chính là khi vừa tiếp xúc với bóng mà chưa kịp rướn thân lên để tạo nên khoảng cách về thời gian giữ bóng và rướn lên hơi dài nên không thể kịp thời gian khống chế được bóng và tạo ra sai sót.
Khắc phục được những nhược điểm này, bạn sẽ dễ dàng làm chủ được kỹ thuật giữ bóng tốt và tự tin phô diễn những kỹ năng trên sân cỏ. Qua đó, trở thành một cầu thủ giỏi trong môn thể thao vua. Hy vọng với kỹ thuật cầm bóng trong bóng đá trên của Trung Tâm Thể Thao Tuổi Trẻ sẽ giúp các bạn chơi bóng đá tốt hơn.
Đọc thêm các kỹ thuật bóng đá khác
>> Kỹ thuật sút bóng chéo chân
>> Cách sút bóng mạnh và bổng
Tags: kỹ thuật giữ bóng tốt, cách giữ bóng tốt, kỹ thuật cầm bóng trong bóng đá, kỹ thuật giữ bóng cơ bản